Cách sử dụng chức năng Bezel của những chiếc đồng hồ Doxa Sub

Bạn có biết Bezel xoay độc đáo của dòng sản phẩm đồng hồ lặn chuyên nghiệp Doxa Sub không chỉ hỗ trợ đếm thời gian thủ công mà còn giúp kiểm soát giới hạn “Không Giảm Áp – No Decompression” khi lặn? Cùng khám phá ngay cách sử dụng bezel đồng hồ lặn Doxa Sub huyền thoại.


Cách sử dụng chức năng Bezel của những chiếc đồng hồ Doxa Sub


Nếu bạn đã từng sở hữu một chiếc đồng hồ lặn hoặc nghe về bezel xoay (viền/đai kính xoay) hẳn sẽ biết được công dụng đo thời gian trôi qua thủ công khá thú vị mà bộ phận này mang lại. Với bezel đồng hồ lặn Doxa Sub thì công dụng không chỉ dừng lại ở việc đo thời gian mà còn là kiểm soát an toàn tránh bệnh do giảm áp suất.


Bezel đồng hồ lặn Doxa Sub có thể xoay được để mang đến 2 chức năng thay vì chỉ 1 như Bezel đồng hồ lặn khác


KHÁM PHÁ BEZEL ĐỒNG HỒ LẶN DOXA SUB

Bezel đồng hồ Doxa Sub khác với loại bezel thường thấy trên đồng hồ lặn ở điểm nó có đến hai vòng thước đo phục vụ cho hai công dụng: Đo Thời Gian Trôi Qua và Cho Biết Thời Gian Được Ở Lặn Độ Sâu Tương Ứng nào đó mà không phải giải áp để trồi lên mặt nước.



Các thước đo trên Bezel đồng hồ lặn Doxa Sub


Hai vòng thước đo gồm:

● Vòng thước đo ngoài hiển thị độ sâu
● Vòng thước đo trong hiển thị số phút

Để hỗ trợ việc đọc Bezel dưới nước, Bezel đồng hồ Doxa Sub có đến hai điểm đánh dấu hình tròn. Điểm đánh dấu và các chữ số ở thước đo ngoài có màu cam, màu có thể nhìn thấy được ở độ sâu ít nhất 30 m. Điểm đánh dấu ở thước đo trong là chấm dạ quang xanh lá.


CÁCH SỬ DỤNG BEZEL ĐỒNG HỒ LẶN DOXA SUB

Như đã nói trên, bezel đồng hồ lặn Doxa Sub có hai công dụng riêng biệt đó là Đo Thời Gian và Cho Biết Giới Hạn Lặn Không Giảm Áp. Cách sử dụng hai chức năng này cũng phân biệt bên dưới (áp dụng cho tất cả mẫu mẫu mã đồng hồ Doxa Sub hiện nay).


CÁCH SỬ DỤNG BEZEL ĐỒNG HỒ LẶN DOXA SUB ĐO THỜI GIAN




Bước 1: Xoay Bezel sao cho điểm đánh dấu tròn trùng vị trí kim phút để bắt đầu đo.

Bước 2: Theo dõi thời gian trôi qua dựa trên Kim Phút.

CÁCH SỬ DỤNG BEZEL ĐỒNG HỒ LẶN DOXA SUB THEO DÕI GIỚI HẠN LẶN KHÔNG GIẢM ÁP

Bezel Doxa Sub sử dụng đơn vị feet, 1 feet (ft) = 0.3048 mét (m), bảng tham khảo đối chiếu độ sâu và thời gian Theo Dõi Giới Hạn Lặn Không Giảm Áp dựa trên chuẩn No-Decompression của USN (United State Navy – Hải quân Mỹ).

Bước 1: Xoay Bezel sao cho điểm đánh dấu tròn trùng vị trí kim phút.

Bước 2: Xem độ sâu sâu nhất bạn định lặn ở thước đo ngoài và đối chiếu với thời gian tương ứng, đó chính là thời gian bạn được phép ở lại độ sâu đó (Giới Hạn Không Giảm Áp) mà vẫn có thể trồi lên không cần trải qua bước giảm áp.

Bước 3: Theo dõi thời gian trôi qua dựa trên Kim Phút, đến Giới Hạn Không Giảm Áp thì phải trồi lên. (Nếu quá thời gian bạn buộc phải trải qua bước giảm áp chứ không được trồi lên ngay để tránh bị bệnh giảm áp).



Ví dụ sử dụng Bezel đồng hồ lặn Doxa Sub theo dõi giới hạn lặn không giảm áp


SƠ LƯỢC VỀ GIỚI HẠN KHÔNG GIẢM ÁP – NO DECOMPRESSION

Giới Hạn Không Giảm Áp – No Decompression là thời gian tối đa mà một thợ lặn có thể ở dưới nước mà vẫn trực tiếp trồi lên mặt nước mà không cần phải dừng lại để giảm áp suất. Giới Hạn Không Giảm Áp tùy thuộc vào độ sâu khi lặn.

GIẢM ÁP LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI THEO DÕI GIỚI HẠN KHÔNG GIẢM ÁP

■■ Sở dĩ Bezel đồng hồ lặn Doxa Sub có chức năng Theo Dõi Giới Hạn Lặn Không Giảm Áp là bởi vì Bệnh Giảm Áp sẽ xảy ra ngay khi nổi lên mặt nước nhanh sau khi lặn sâu hơn 30 m trong thời gian dài không kiểm soát. Bệnh này sẽ gây ngứa râm ran tứ chi, đau đầu, đột quỵ, vỡ mạch máu phổi và đau khớp, rất dễ tử vong.

■■ Lặn Không Giảm Áp là tuân thủ đúng Giới Hạn Không Giảm Áp thì có thể trồi lên mặt nước nhanh mà không gặp Bệnh Giảm Áp. Lặn Có Giảm Áp là lặn không cần tuân thủ Giới Hạn Không Giảm Áp, thợ lặn buộc phải thực hiện các biện pháp Giảm Áp (phải trồi lên mặt nước từ từ bằng nhiều phương pháp chuyên môn).


Lặn có bình khí (lặn sâu) không hề dễ dàng, nếu không tuân thủ quy tắc Giảm Áp, bạn có thể mất mạng ngay khi nổi lên bờ

Nguyên nhân bệnh Giảm Áp

■■ Không khí thở của chúng ta là một hỗn hợp gồm chủ yếu là ni-tơ (78%) và oxy (21%). Khi ta hít vào, cơ thể chúng ta hấp thu oxy, tạo ra khí cacbonic và hoàn toàn chẳng làm gì với ni-tơ cả sẽ thở ra ngoài.

■■ Trong điều kiện áp suất không khí bình thường, một ít khí ni-tơ và oxy hòa tan vào phần chất lỏng của máu và mô. Khi chúng ta lặn xuống sâu dưới nước, áp suất đè lên cơ thể tăng lên và có nhiều hơn khí ni-tơ và oxy hòa tan vào máu chúng ta.


■■ Hầu hết oxy được mô của chúng ta hấp thụ, tuy nhiên khí ni-tơ sẽ tích tụ trong mô và máu, lượng ni-tơ dư thừa tích tụ trong mô phụ thuộc vào độ sâu bạn lặn và thời gian mà bạn lặn ở độ sâu đó. Sự tăng lượng khí ni-tơ do áp suất gây ra hai vấn đề đối với cơ thể chúng ta: Sự say ni-tơ (nitrogen narcosis) và dư thừa ni-tơ (residual nitrogen).

■■ Cách duy nhất để bạn có thể tống khứ ni-tơ dư thừa trong cơ thể là trồi lên nơi có áp suất thấp hơn theo định kỳ (độ sâu càng nhỏ thì áp suất càng nhỏ) để cho ni-tơ thoát ra khỏi dung dịch. Nếu bạn nổi lên một cách chậm rãi, ni-tơ sẽ được giải phóng từ từ.

■■ Tuy nhiên, một khi bạn lên đến mặt nước mà ni-tơ dư thừa trong cơ thể vẫn còn quá nhiều (do trồi lên nhanh ni-tơ không đủ thời gian thoát ra) thì sẽ khí ni-tơ giải phóng nhanh từ máu ồ ạt tạo thành các bong bóng li ti làm nghẽn các mạch máu nhỏ tạo thành bệnh Giảm Áp.

Bây giờ bạn đã biết được tầm quan trọng của Bezel hỗ trợ đo thời gian và theo dõi Giới Hạn Lặn Không Giảm Áp rồi chứ?

Dĩ nhiên, các thước đo trên Bezel nào cũng đều là thủ công, mức độ hỗ trợ chỉ tương đối chính xác. lặn thợ lặn chuyên nghiệp ngày nay đều dùng thiết bị đo đạc hiện đại. Nếu bạn muốn ứng dụng các loại Bezel trên tất cả đồng hồ lặn (như thợ lặn của thế kỷ 20), để đảm bảo an toàn tối đa hãy chắc chắn rằng bạn là một chuyên gia lặn trước đã nhé.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment